Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thang Máy

Cập nhật: 2018-06-04 16:12:01

Lượt xem: 1390

Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thang Máy Việc sử dụng thang máy trong các tòa nhà, gia đình, trụ sở hay văn phòng...không còn là điều xa lạ với thời đại hiện nay. Việc lựa chọn cho bản thân loại thang máy sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân hay mục đích sử dụng đã là điều rất quan trọng. 


Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thang Máy

Trong bất kì một tòa cao ốc, trung tâm thương mại nào ta cũng đều có thể dễ dàng bắt gặp sự có mặt của Thang máy. Nó dường như là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người. Đi làm trong các văn phòng, đi mua sắm, đi thăm khám ở bệnh viện,…người ta đều sử dụng thang máy, về đến nhà, người ta lại sử dụng Thang máy trong chính ngôi nhà của họ. Nó không chỉ giúp ích cho việc đi lại, vận chuyển trở lên dễ dàng mà còn là điểm nhấn trang trí cho toàn bộ ngôi nhà, chung cư, tòa nhà nói riêng và công trình nói chung. Có lẽ vì thế mà Thang máy ngày càng trở lên quan trọng và càng được sử dụng rộng rãi. 

Cho dù là thang máy gia đìnhthang máy tải hàng hay thang máy nào đi chăng nữa thì việc hiểu biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy sẽ giúp người sử dụng phần nào hiểu hơn về sản phẩm mình đang sử dụng và đôi khi có thể sử dụng vào một việc gì đó. Và sau đây là những điều về cấu tạo nguyên lý hoạt động của thang máy.

thang máy ở trung tâm thương mại

Hình ảnh: Thang máy ở trung tâm thương mại

Tuy nhiên, hiện nay Thang máy rất đa dạng về kích thước, mẫu mã cũng như tính năng sử dụng. Do đó, để giúp người sử dụng, người có nhu cầu lắp đặt Thang máy hiểu rõ hơn về cấu tạo của Thang máy thì Thang máy KPG chúng tôi xin đưa ra một số cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thang máy để Quý khách hàng có thể tham khảo như sau:

- Hố thang máy được đặt dọc theo chiều cao của tòa nhà, thông suốt từ trên xuống dưới.

- Phòng máy thường bố trí ở trên đỉnh của giếng thang (đối với thang máy có phòng máy).

- Hố PIT được bố trí bên dưới sàn tầng thấp nhất của tòa nhà.

- Tất cả các thiết bị điện, thiết bị cơ được lắp đặt kín và an toàn trong giếng thang, phòng máy:

- Hệ thống điều khiển thang máy (Control Panel): là các thiết bị điện, điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu. Thang máy chở người thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả khi thang dừng và khi chuyển động). Các nút ấn trong cabin cho phép thực hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Các nút ấn ở cửa tầng cho phép hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng. Các đèn tín hiệu ở cửa tầng và trong cabin cho biết trạng thái làm việc của thang máy và vị trí của cabin.

hệ thống điều khiển thang máyHình ảnh: Hệ thống điều khiển thang máy

- Ray dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra, ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).

- Motor kéo: Thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở hố thang). Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puly kéo cabin lên xuống. Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puly ma sát của motor và các puly trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi motor kéo hoạt động, puly ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang. Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động của thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển điện tử ở Tủ điều khiển (Control Panel).

- Trên motor kéo còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng. Khối tác động là hai má phanh kẹp lấy tang phanh. Tang phanh gắn đồng trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của động cơ.

- Cáp của bộ hạn chế tốc độ: liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ. Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puly do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động lên bộ hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang. Ở một số thang máy, bộ hãm bảo hiểm và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả đối trọng.

- Bộ hạn chế tốc độ: Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vận tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển motor và bộ hãm bảo hiểm sẽ làm việc.

- Giảm chấn: được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới, vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng. Giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được quy định trong tiêu chuẩn; đồng thời đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa.

- Cửa cabin và cửa tầng: thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa (động cơ mở cửa) đặt trên nóc cabin. Cửa cabin và cửa tầng được trang bị khóa liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn

các kiểu mở thang máy

Hình ảnh: Các kiểu mở cửa của thang máy

- Thang sẽ không hoạt động nếu một trong các tiếp điểm chưa đóng kín hẳn. Hệ thống khóa liên động cũng đảm bảo đóng kín các cửa tầng và không mở được từ bên ngoài khi cabin không ở đúng vị trí cửa tầng. Cửa tầng và cửa cabin được đóng mở đồng thời. Tại các điểm trên cùng và dưới cùng có đặt các công tắc hạn chế hành trình cho cabin.

- Cabin và đối trọng được treo trên hai đầu cáp nâng nhờ vào hệ thống treo. Hệ thống này đảm bảo cho các nhánh cáp riêng biệt có sức căng như nhau. Cáp nâng được vắt qua các rãnh cáp của puly ma sát của motor kéo. Khi chuyển động, cabin và đối trọng tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang nhờ các ngàm dẫn hướng. Hệ thống cáp nâng, ray dẫn hướng, cabin và đối trọng nằm trong một mặt phẳng để đảm bảo chuyển động êm nhẹ, chính xác không rung giật trong quá trình di chuyển. Cabin, hộp giảm tốc, đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp chuyển động nhịp nhàng do motor kéo điều chỉnh. Cabin phải đảm bảo có kích thước phù hợp, tính thầm mỹ cao và các tiện nghi như: ánh sang, quạt gió, điều hòa, âm thanh, panel vận hành,…tạo cảm giác dễ chịu, thuận tiện cho khách hàng khi ở trong cabin.

Trên đây, là các vấn đề cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy. Thang máy KPG chúng tôi đưa ra nhằm mục đích giúp người sử dụng có thể tìm hiểu, nắm rõ hơn về thang máy, để Quý khách hàng có thể sử dụng thang máy một cách an toàn và đạt hiệu quả cao.



Keywords: cấu tạo thang máy, thang máy, thang may,


Đối tác - khách hàngĐối tác - khách hàngĐối tác - khách hàng