3 Cấu Tạo Của Thang Máy Chở Người Loại Có Buồng Máy Quan Trọng
Thang máy chở người loại có buồng máy là lựa chọn phổ biến nhờ sự ổn định và hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, để hiểu rõ về loại thang máy này, chúng ta cần tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và vai trò của từng bộ phận.
Trong bài viết này, Thang máy KPG sẽ giới thiệu cấu tạo chi tiết của thang máy chở người loại có buồng máy. Bao gồm các thành phần quan trọng như máy kéo, cabin, đối trọng, ray dẫn hướng, hệ thống điều khiển và an toàn. Đây là những yếu tố cốt lõi quyết định hiệu suất, độ an toàn và tuổi thọ của thang máy.
Cấu tạo chung thang máy chở người loại có buồng máy
Cấu tạo chung của thang máy
Thang máy có hai cơ cấu
- Cơ cấu dẫn động (nâng hạ) hay còn gọi là máy dẫn động, bộ tời (kéo)
- Cơ cấu đóng mở cửa cabin còn gọi là máy cửa
- Phần cơ khí (kết cấu thép): Cụm cabin, cửa cabin, đối trọng, ray dẫn hướng, ngàm dẫn hướng, hệ thống treo cabin - đối trọng, cửa tầng, thiết bị an toàn cơ,…
Toàn bộ thang máy được lắp đặt vào công trình ở 3 khu vực: trên buồng đặt máy, trong giếng thang, các cửa tầng.
Trên buồng đặt máy
Bộ khống chế vượt tốc thang máy
Máy dẫn động (bộ tời kéo)
Là máy dẫn động cho cabin lên xuống và dừng lại các tầng theo lệnh gọi. Máy dẫn động được tổ hợp bới động cơ điện, hộp giảm tốc (có hay không tùy theo từng loại), phanh điện từ, puli dẫn (ma sát).
Hiện nay có máy dẫn động sử dụng động cơ nam châm vĩnh cửu chuyên dùng cho thang máy có kết cấu gọn nhẹ, hoạt động êm, tiết kiệm năng lượng. Loại thang này thường không sử dụng hộp giảm tốc.
Tủ điều khiển
Tủ điều khiển thang máy
Tủ điều khiển - tập trung tất cả các linh kiện, thiết bị điện được đấu nối với nhau để điều khiển hoạt động của thang máy.
Bộ khống chế vượt tốc
Bộ khống chế vượt tốc - dùng để khống chế tốc độ và tạo ra lực phát động cho bộ chêm hãm an toàn cabin làm việc khi vượt quá tốc độ cho phép, khi cabin đi xuống hoặc đi lên (nếu thang máy có trang bị bộ hãm an toàn theo chiều lên).
Ngoài ra, có một số nhà sản xuất còn trang bị thêm tủ tích và tái tạo năng lượng.
Trong giếng thang
Cụm đối trọng và dây cáp thang máy
Cụm cabin
Cụm cabin dùng để chứa người gồm sàn, vách, trần, nóc. Trong cabin có các thiết bị chiếu sáng, thông gió, tay vịn, bảng vận hành (điều khiển).
Bảng vận hành
Các nút ấn chọn tầng (đối với những thang máy vận hành theo địa chỉ đến thì trong cabin không có các nút ấn chọn tầng đến), nút đóng nhanh trước khi cửa tự động đóng, nút mở cửa lập lại, nút báo động khẩn cấp, micro, tấm báo tải trọng, báo tầng và tín hiệu chiều hoạt động của cabin.
Ngoài ra, có thể lắp thêm camera, báo cháy... Phía dưới bảng vận hành có hộp điều khiển dành cho người quản lý và vận hành thang máy.
Cửa cabin
Cửa cabin có hai cánh đóng mở tự động nhờ cơ cấu đóng mở cửa lắp ở đầu cửa cabin. Tốc độ và thời gian mở cửa có thể điều chỉnh được. Khi cửa cabin đóng nếu gặp chướng ngại vật nó sẽ tự động mở ra và sau đó tự động cửa lặp lại.
Dẫn hướng
Dầm trên của khung cabin có lắp cụm ngàm dẫn hướng, hộp dụng đầu bởi trơn ray (đối với những thang lắp ngàm trượt). Dầm dưới cũng lắp ngàm dẫn hướng.
Phía dưới giếng cabin lắp bộ chêm hãm an toàn cabin vào đầu dầm ngang cố liên kết với gióng cabin. Trên nóc cabin có hộp điều khiển tốc độ chậm dành cho người kiểm tra và bảo dưỡng. Cũng trên nóc cabin còn có các bộ cảm biến dừng tầng.
Cụm đối trọng
Dùng để tạo ra lực ma sát giữa cáp - rãnh puli ma sát, đồng thời cân bằng với cabin và tải trọng, giảm công suất tiêu hao của động cơ và ổn định cho thang trong quá trình hoạt động.
Khung đối trọng
Khung đối trọng được làm từ thép hình (dập hoặc cán). Dầm trên lắp các tỳ treo cáp hoặc puli, ngàm trượt và hộp đầu bôi trơn ray. Dầm dưới lắp ngàm trượt. Các quả đối trọng được chế tạo từ vật liệu kim loại (thép hoặc gang) hoặc vật liệu phi kim loại (bê tông nặng). Trọng lượng đối trọng phụ thuộc vào tự trọng của cabin và tải trọng của thang.
Dây cáp
Dây cáp dùng để treo cabin và đối trọng. Tùy theo loại thang mà có số cáp mắc cáp khác nhau. Trong trường hợp này, cáp một đầu được cố định vào dầm trên của khung cabin vòng qua puli ma sát của máy dẫn động lắp trên buồng máy, đầu còn lại cố định vào dầm trên của khung đối trọng.
Số lượng dây cáp
Số lượng dây cáp và đường kính dây cáp phụ thuộc lực căng cáp lớn nhất, nhưng số lượng dây cáp dùng cho thang chở người thường 2 dây trở lên và hệ số an toàn cáp phải lớn hơn 12.
Ray dẫn hướng cabin và đối trọng trong giếng thang
Ray dẫn hướng cabin và đối trọng trong giếng thang được liên kết với giếng thang bằng các bản mã. Khoảng cách giữa các bản mã phụ thuộc vào loại ray, tải trọng của thang, thông thường khoảng cách giữa hai bản mã khoảng 2500 mm.
Ray dẫn hướng cabin là loại ray cấn đặc, ray dẫn hướng đối trọng có thể ray cấn đặc (đối với thang có lắp bộ hãm an toàn đối trọng bắt buộc phải dùng ray cấn đặc). Nếu thang không lắp bộ hãm an toàn thì có thể dùng ray bằng tôn dập.
Hệ thống giảm chấn cabin và đối trọng
Được đặt ở dưới đáy hố thang dùng để giảm tải trọng động khi có va chạm. Tùy theo tốc độ và tải trọng của thang mà người ta sử dụng các loại giảm chấn khác nhau: bằng lò xo, cao su chuyên dụng hoặc thủy lực.
Dây cáp và đối trọng căng cáp của bộ khống chế vượt tốc
Dùng để truyền chuyển động bằng ma sát từ cabin tới bộ khống chế vượt tốc và truyền lệnh dừng. Bộ khống chế vượt tốc có thể được kết hợp với hộp giảm tốc để đưa bộ chêm hãm an toàn cabin vào hoạt động khi cần thiết.
Cáp (xích) bằng cáp
Cáp (xích) bằng cáp hoặc còn gọi cáp (xích) bù dùng để cân bằng với cáp lực và cáp điều khiển khi thang máy có hành trình lớn. Cáp cân bằng luôn luôn được kéo căng nhờ đối trọng.
Ngoài ra, trong giếng thang còn có các công tác hạn chế hành trình trên và dưới, nút dừng (STOP) ở đây do hành trình cabin khi xuống khiến thang rơi sát cửa, đối với những hố giếng (pit) có độ sâu lớn phải có thang lên xuống hoặc cửa ra vào đáy hố.
Các cửa tầng thang máy chở người loại có buồng máy
Mỗi một tầng cabin dùng để mở có thể có từ 1-3 bộ cửa tùy vào cấu hình kết cấu, kích thước và nguyên lý hoạt động.
Cửa cabin và cửa tầng thang máy
Cửa cabin và cửa tầng
Kiểu cửa cabin và cửa tầng là một (có thể mở trượt tâm lùa ngang về hai phía hoặc mở một bên, lùa ngang về một phía). Phía dưới mỗi cánh cửa tầng đều lắp hai đế trượt dẫn hướng cánh cửa đi trượt ngang trong rãnh cửa ngưỡng cửa tầng. Khi cửa cabin đóng mở thì cửa tầng cũng đồng thời được kéo theo cùng đóng mở.
Mỗi một cửa tầng đều được trang bị: khóa cơ an toàn cửa, cửa tầng chỉ mở được khi cửa cabin cùng với khóa liên động nằm trong vùng mở khóa hoặc ở ngoài cửa tầng phải dùng chìa khóa chuyển động mới mở được (qua lỗ mở khóa 14).
Tất cả các cửa tầng đều có tiếp điểm an toàn điện, khi một trong các tiếp điểm của mạch hoạt động an toàn cửa bị hở, có nghĩa là cửa tầng chưa được đóng kín thì thang máy sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức.
Tại các cửa tầng đều có bảng vận hành (điều khiển, gọi tầng) 13 kèm theo tín hiệu chiếu sáng chuyển động của cabin và tầng cabin dừng. Nhưng có những trường hợp vì lý do an ninh hoặc một lý do nào đó mà tại các cửa tầng không trang bị tín hiệu chiều lên xuống và vị trí cabin dừng.
Bảng gọi tầng
Bảng gọi tầng và tín hiệu có thể chung một bảng hoặc tách riêng. Đối với tầng có sảnh chính thì phần tín hiệu thường được đặt ở tầng cửa thang.
Đối với những thang máy vận hành theo nhiệm vụ (thang có bảng gọi tầng và thang không có bảng gọi tầng mà chỉ có bảng chọn tầng) thì trước các tầng sẽ có một bảng phím hoặc màn hình cảm ứng để người sử dụng chọn tầng đến. Trong cabin không có các nút chọn tầng đến.
Thang máy chở người loại có buồng máy là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và an toàn, đáp ứng nhu cầu di chuyển hiện đại.
Xem thêm tại đây.